Không chỉ được mệnh danh là “thiên đường du lịch” của Châu Âu, Thụy Sĩ còn nổi tiếng là một quốc gia trung lập, hòa bình và hạnh phúc bậc nhất thế giới. Giá trị này thể hiện rõ qua quốc kỳ của đất nước, một lá cờ đỏ hình vuông với biểu tượng chữ thập trắng ở phần trung tâm. Cùng EuroTravel tìm hiểu về câu chuyện lịch sử và ý nghĩa đằng sau lá cờ Thụy Sĩ qua bài viết dưới đây!

Cờ Thụy Sĩ – Một trong hai quốc kỳ độc đáo nhất thế giới

1. Tìm hiểu về lá cờ của Thụy Sĩ

1.1 Quốc kỳ Thụy Sĩ là gì?

Quốc kỳ Thụy Sĩ có tỉ lệ 1:1, bao gồm một hình vuông màu đỏ và một hình chữ thập nằm ngay trung tâm lá cờ. Được công nhận là quốc kỳ chính thức vào năm 1848, ngay sau khi Liên minh Thụy Sĩ được thành lập.

Quốc kỳ Thuỵ Sĩ được sử dụng lần đầu tiên trong Chiến tranh Napoléon bởi tướng Niklaus Franz von Bachmann và là cờ trung đoàn của tất cả quân đội bang từ năm 1841.

Có thể nói cờ Thụy Sĩ là một trong những quốc kỳ độc đáo nhất thế giới, cùng với Thành Vatican là hai đất nước duy nhất có lá cờ hình vuông. 

Quốc kỳ ngày nay của Thụy Sĩ
Quốc kỳ ngày nay của Thụy Sĩ

1.2 Ý nghĩa của lá cờ Thụy Sĩ

Thụy Sĩ được biết đến là quốc gia hòa bình và hạnh phúc nhất thế giới, điều này cũng được phát ánh rất rõ trên quốc kỳ Thụy Sĩ. Màu sắc và ký tự trên cờ đều chứa đựng những giá trị, hàm ý riêng biệt.

  • Hình ảnh chữ thập trắng được điểm trên cờ Thụy Sĩ là biểu tượng của hòa bình và tình huynh đệ khăng khít. Ý nghĩa này được thể hiện rất rõ nét qua tính cách trung lập của Thụy Sĩ trong thời chiến, kiên quyết không đứng về phe nào cho dù lợi ích kinh tế có lớn đến đâu.. 
  • Về nền đỏ của quốc kỳ, hiện nay vẫn chưa có bất kỳ lý giải cụ thể nào về sắc tố này. Song, một vài người cho rằng màu đỏ của cờ Thụy Sĩ chính là máu của chúa Jesus khi bị hành hình trên thánh giá. Tuy nhiên, một số người khác cho rằng, nó tôn vinh sự hiến thân cho lợi ích cao cả của cộng đồng.  

Nhìn chung, màu đỏ – trắng của quốc kỳ Thụy Sĩ thể hiện sự thống nhất đất nước và hướng đến giá trị hòa bình, công bằng và đoàn kết. 

Cờ Thụy Sĩ – Biểu tượng của hòa bình

1.3 Lịch sử hình thành lá cờ Thụy Sĩ

Tương tự như nhiều nền văn minh khác của nhân loại, Thụy Sĩ cũng có một câu chuyện lịch sử lâu dài và phức tạp với nhiều thời kỳ khác nhau. Điều này gắn liền sâu sắc đến quá trình hình thành quốc kỳ ngày nay.

Cờ Thụy Sĩ đầu thế kỷ 12 – 14

Trong giai đoạn này, Thụy Sĩ được chia thành các bang, là một phần của Đế chế La Mã cổ đại. Theo nhiều ghi chép, Đế chế La Mã có quyền cấp cho các bang của mình một biểu tượng riêng biệt trong chiến tránh.

Theo đó, Hoàng đế đã ấn định cho bang Schwyz hoạt động dưới hình chữ thập trắng, một biểu tượng được cho là vũ khí của Chúa Kitô và biểu ngữ màu đỏ. 

Cờ chiến của Đế chế La Mã trong thế kỷ 13
Cờ chiến của Đế chế La Mã trong thế kỷ 13

Liên minh Thụy Sĩ cũ

Theo nhiều diễn giải, nguồn gốc của lá cờ Thụy Sĩ được cho là bắt nguồn vào năm 1291, khi thành lập liên bang từ ba vùng Uri, Schwyz và Unterwalden với tên gọi là “Liên minh Thụy Sĩ cũ”. 

Trong thời gian liên minh hoạt động, quốc kỳ thực chất là một biểu ngữ hình chữ nhật được sử dụng trong chiến tranh. Biểu ngữ có nền màu đỏ và một chữ thập nằm ở bên trung tâm.  

Vào những năm tiếp theo, liên minh tiếp tục được mở rộng lên tám, mười ba và 26 bang. Đây cũng chính là tiền thân của Liên minh Thụy Sĩ ngày nay. 

Bản đồ và biểu ngữ của từng bang Liên minh Thụy Sĩ cũ
Bản đồ và biểu ngữ của từng bang Liên minh Thụy Sĩ cũ

Trận Laupen

Vào năm 1339, Liên minh Thụy Sĩ cũ hỗ trợ Bern tham gia chiến đấu chống lại lực lượng Hasburg, ngày nay gọi là trận Laupne. Ngay sau chiến thắng, Bern chính thức trở thành một phần của liên minh.

Trong thời kỳ đó, các bang trong liên minh vẫn hoạt động theo quốc kỳ và quốc huy riêng biệt của mình nên rất khó nhận biết giữa quân đồng minh và kẻ thù. Để giải quyết vấn đề này, những người lính đã may chữ thập trắng lên ngay trang phục của họ. Bằng cách này giúp họ dễ nhận ra nhau trong trận chiến. 

Biểu ngữ riêng của các bang thuộc Liên minh Thụy Sĩ
Biểu ngữ riêng của các bang thuộc Liên minh Thụy Sĩ

Cờ Thụy Sĩ thời kỳ Cộng hòa Helvectic

Sau trận chiến Marignano vào năm 1515, Thụy Sĩ trở thành một quốc gia trung lập và không tham gia vào bất kỳ cuộc chiến nào. Điều này đã được duy trì đến tận ngày nay. 

Tuy nhiên thật không may, lá cờ Thụy Sĩ nền đỏ chữ thập trắng không xuất hiện một cách xuyên suốt trong lịch sử. Vào năm 1798, lãnh thổ Liên minh Thụy Sĩ cũ đã bị xâm chiếm bởi Napoleon và quân đội Pháp. Điều này dẫn đến sự ra đời của Cộng hòa Helvetic và một lá cờ mới gồm ba dải màu xanh lá cây – đỏ – vàng chạy ngang nhau. 

Quốc kỳ Thụy Sĩ thời Cộng hòa Helvetic
Quốc kỳ Thụy Sĩ thời Cộng hòa Helvetic

Cờ Thụy Sĩ ngày nay

Sau sự thất bại của Napoleon, một đại hội Vienna được họp để thảo luận về cách khôi phục trật tự chính trị, kinh tế và xã hội của Châu Âu sau những năm chiến tranh. Đại hội công nhận tính trung lập của Thụy Sĩ và cho phép chuyển sang một liên minh các quốc gia nhỏ chủ quyền, được quản lý bởi một luật pháp chung.

Liên minh này được gọi là Liên minh Thụy Sĩ và đã tồn tại đến năm 1848, khi Thụy Sĩ trở thành một nước cộng hòa liên bang gồm 26 bang. Cùng năm đó, quốc gia này đã đưa lá cờ vuông với chữ thập trắng vào hiến pháp, chính thức trở thành quốc kỳ của Thụy Sĩ. 

Quốc kỳ chính thức của Cộng hòa Liên bang Thụy Sĩ

2. Những điều thú vị về lá cờ Thụy Sĩ

  • Cờ Thụy Sĩ là một trong 2 quốc kỳ vuông độc đáo nhất thế giới.
  • Chữ thập trắng trên quốc kỳ Thụy Sĩ có nguồn gốc từ năm 1339, khi những người lính Bern và liên minh cũ đã may chữ thập lên trên quân phục như một cách phân biệt với kẻ thù. 
  • Quốc kỳ Thụy Sĩ thường bị nhầm lẫn với cờ của Hội Chữ thập đỏ, đây là một hội được thành lập vào năm 1863 bởi một người gốc Thụy Sĩ. Trên thực tế, cờ của hội là một phiên bản đảo ngược của lá cờ Thụy Sĩ với chữ thập đỏ và nền trắng. 
  • Cờ Thụy Sĩ thời Cộng hòa Helvetic có màu sắc giống với quốc kỳ Litva ngày nay.
  • Màu đỏ trên quốc kỳ Thụy Sĩ vẫn còn là một bí ẩn, đã từng có rất nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề này.
  • Thụy Sĩ là quốc gia duy nhất có quốc huy và quốc kỳ giống hết nhau. 
  • Cờ Thụy Sĩ không phải lúc nào cũng có hình vuông. Trong các sự kiện quốc tế như Thế vận hội Olynpic, Thụy Sĩ sử dụng lá cờ hình chữ nhật để có sự đồng nhất và thể hiện tình hữu nghị với các quốc gia khác. 
  • Quốc kỳ Thụy Sĩ được bảo hộ bởi luật pháp. 
  • Kể từ năm 1530, Thụy Sĩ là một quốc gia có nền độc lập không bom đạn và lá cờ của đất nước chính thức trở trở thành biểu tượng của hòa bình, an ninh và đại diện cho quyền bình đẳng của con người. 
Một số sự thật thú vị về lá cờ Thụy Sĩ
Một số sự thật thú vị về lá cờ Thụy Sĩ

3. Những câu hỏi thường gặp

Cờ Thụy Sĩ là hình vuông hay hình chữ nhật?

Cùng với Thành Vatican, quốc kỳ Thụy Sĩ là hai quốc kỳ hình vuông duy nhất trên thế giới. 

Tại sao lá cờ Thụy Sĩ có hình vuông?

Hình dạng vuông của cờ Thụy Sĩ được lý giải bởi người dân muốn giữ nguyên hình dạng của quốc huy thời điểm đó. Thụy Sĩ được biết đến là quốc gia duy nhất trên thế giới có quốc kỳ và quốc huy giống nhau. Tuy nhiên, quốc huy của Thụy Sĩ đã được đổi thành một tấm khiên huy hiệu. 

Lá cờ của Thụy Sĩ chính thức được thông qua khi nào?

Quốc kỳ Thụy Sĩ được công nhận là quốc kỳ chính thức vào năm 1848, khi Thụy Sĩ trở thành một nước cộng hòa liên bang.

Có thể thấy rất nhiều câu chuyện lịch sử và ý nghĩa ẩn chứa đằng sau lá cờ Thụy Sĩ – quốc kỳ độc đáo bậc nhất thế giới. Đừng quên theo dõi EuroTravel để cập nhật các tin tức du lịch Thụy Sĩ mới nhất nhé!

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH CHÂU ÂU