Giống như lịch sử của đất nước, lá cờ Đức cũng đã trải qua một quá trình dài và đầy biến động. Trước khi trở thành quốc kỳ như ngày nay, đã có rất nhiều phiên bản luân phiên nhau qua từng thời kỳ. Cùng EuroTravel tìm hiểu câu chuyện hình thành và ý nghĩa đằng sau “cờ tam tài” này nhé.
1. Tìm hiểu về lá cờ của Đức
1.1 Quốc kỳ Đức là gì?
Quốc kỳ Đức hay “cờ tam tài” là một hình chữ nhật, gồm ba dải màu ngang bằng nhau được sắp xếp nối từ trên xuống theo thứ tự đen – đỏ – vàng. Đây cũng chính là ba màu sắc đại diện của Cộng hòa Liên bang Đức.
Sự liên kết của cờ Đức với các màu đen, đỏ và vàng nổi lên vào những năm 1840 cấp tiến, khi lá cờ đen-đỏ-vàng được sử dụng để tượng trưng cho phong trào chống lại Trật tự Bảo thủ, được thành lập ở Châu Âu sau thất bại của Napoléon.
Cờ Đức được thiết kế theo tỷ lệ 3:5 tương ứng với chiều rộng và chiều cao. Bản thiết kế này được thông qua làm quốc kỳ vào thời Cộng hòa Weimar, năm 1919.
1.2 Ý nghĩa của lá cờ Đức
Ba màu sắc đen – đỏ – vàng được biết đến là màu sắc đại diện cho quốc gia Đức, những gam màu này đã đồng hành cùng đất nước trong một thời gian dài. Tương ứng với mỗi thời kỳ, chúng lại mang ý nghĩa khác nhau.
- Thời kỳ Trung Cổ, đất nước La Mã, ba màu trên lá cờ Đức mang hàm ý thoát khỏi bóng tối (đen) của kiếp nô lệ qua những trận chiến đẫm máu (đỏ) để hướng về ánh sáng vàng của tự do (vàng).
- Thời kỳ Cộng hòa Weimar đến nay, quốc kỳ Đức biểu trưng cho tinh thần tự do và tính thống nhất đất nước. Tuy mỗi màu sắc đều chứa đựng những ý nghĩa riêng biệt, nhưng khi kết hợp với nhau lại truyền tải thông điệp sâu sắc “Không chỉ là tự do của Đức, mà còn là tự do cá nhân của nhân dân Đức”.
1.3 Lịch sử hình thành lá cờ Đức
Cờ Đức thời kỳ Trung cổ
Trong thời kỳ này, Hoàng đế La Mã sử dụng màu vàng – đen cho lá cờ Đức và đặt biểu tượng đại bàng đen vào phần trung tâm của quốc kỳ. Sắc tố vàng thể hiện sự giàu có, thịnh vượng và màu đen tượng trưng cho uy quyền của đất nước. Đến đầu thế kỷ XIV, quốc kỳ được điểm thêm màu đỏ vào mỏ và vuốt của đại bàng.
Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ XV, quốc kỳ lúc này một lần nữa được thay đổi thành biểu tượng đại bàng hai đầu. Ba màu đen – đỏ – vàng của cờ Đức hiện đại được cho là lấy cảm hứng vào giai đoạn này.
Cờ Đức thời chiến tranh Napoléon
Năm 1806 đánh dấu sự chấm hết của Đế quốc La Mã, kết thúc thời kỳ Trung cổ. Khi đó, chiến tranh nổ ra giữa người Đức chống lại chính quyền Napoléon – một liên hợp của nhiều đế quốc phụ thuộc.
Lúc này, quân chủ lực của Đức là Quân đoàn Tự do Lützow, gồm các sinh viên trên khắp nước Đức. Mặc dù quy mô nhỏ, nhưng để thể hiện sự thống nhất trong quân đoàn, họ tiến hành nhuộm đen trang phục và dùng khuy đỏ xen kẽ khuy vàng. Đây cũng là màu sắc chủ đạo trên lá cờ Đức.
Cờ Đức thời Bang liên Đức
Vào năm 1815, các quốc gia còn lại sau chiến tranh Napoléon đã hợp thành một liên minh dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Franz I của Áo. Đồng thời vào giai đoạn này, những cựu chiến binh của Quân đoàn Tự do Lützow vẫn ôm hy vọnghướng về một nước Đức độc lập và thống nhất.
Khi đó, lá cờ Đức tam tài dầntrở thành biểu tượng thiêng liêng trong các phong trào đòitự do. Tuy nhiên, khát khao này đã bị “dập tắt” và cấm đoán mạnh mẽ bởi Chính quyền Áo.
Cờ Đức thời cách mạng và Quốc hội Frankfurt
Với những mầm mống từ giai đoạn trước, vào năm 1848 những đảng viên Tự do giành được độc lập và lập nên Quốc hội Frankfurt, chính thức ấn định đen – đỏ – vàng là màu sắc chính thức của cờ Đức.
Cờ Đức thời Bang liên Bắc Đức và Đế quốc Đức (1866 – 1918)
Tuy nhiên, Quốc hội Frankfurt chỉ tồn tại vỏn vẹn 2 năm và Bang liên Đức được khôi phục dưới trướng của Áo.
Tiếp đó năm 1866, chiến tranh Áo – Phổ xảy ra với chiến thắng về tay Phổ và các bang liên minh Đức ở phương Bắc, điều này đã dẫn đến sự thay đổi lớn cho quốc kỳ Đức thời hiện tại.
Năm 1871, Đế quốc Đức chính thức thành lập dưới sự cai trị của Quốc vương Wilhelm I. Ngay sau đó, ông đã chọn màu đen – trắng – đỏ làm biểu tượng cho lá cờ Đức. Lá cờ này đồng hành của Đế quốc Đức từ thời gian đó cho đến khi sụp đổ vào những ngày cuối cùng của Thế chiến I.
Cờ Đức thời Cộng hòa Weimar
Sau sự thất bại của Thế chiến I, nước Đức cộng hòa hay Cộng hòa Weimar được xây dựng vào tháng 8 năm 1919, lá cờ Đức đen – đỏ – vàng chính thức được “hồi sinh” vào thời gian này.
Cờ Đức thời Đức Quốc Xã
Ngày 30 tháng 01 năm 1933, Chế độ Đức Quốc Xã được thành lập và nắm quyền bởi Hitler, đặt dấu chấm cho lá cờ tam tài đen – đỏ – vàng. Thời điểm này, Hitler đã xác định hai quốc kỳ hợp pháp là cờ đen – trắng – đỏ của chế độ cũ và đảng kỳ của Đảng Quốc Xã.
Cờ Đức thời Đức Quốc Xã giai đoạn này phản ánh rõ sự độc đài và áp đặt của chế độ phát xít Đức.
Cờ Đức thời Đức phân chia (1949 – 1990)
Sau sự thất bại trong Thế chiến II, nước Đức bấy giờ bị chia cắt thành Đông Đức và Tây Đức dưới trướng cai trị của quân đồng minh.
Khi đó, ba nước Đồng Minh phương Tây kiểm soát khu vực Tây Đức và tiếp tục sử dụng lá cờ đen – đỏ – vàng truyền thống. Trong khi đó, khu vực Đông Đức do Liên Xô chiếm đóng cũng dùng lá cờ đen – đỏ – vàng trong thời kỳ đầu và thêm quốc huy vào năm 1959.
Cờ Đức ngày nay
Sau sự kiện lịch sử bức tường Berlin sụp đổ vào tháng 11 năm 1989, người Đông Đức đã cắt quốc huy khỏi quốc kỳ của mình. Hành động này minh chứng lá cờ tam tài đen – đỏ – vàng là biểu tượng cho sự thống nhất và tự do.
Cuối cùng, lá cờ Đức đen – đỏ – vàng chính thức trở thành quốc kỳ hợp pháp của đất nước, ngay sau khi Đông Đức được tiếp nhận vào Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 1990.
2. Những điều thú vị về lá cờ Đức
- Lá cờ Đức vào thế kỷ 19 được xem là biểu tượng của phong trào chống lại Trật tự bảo thủ ở Châu Âu.
- Đức Quốc Xã không thích biểu tượng cờ ba màu đen – đỏ – vàng. Ngay sau khi thành lập vào năm 1933, Hitler đã chọn một lá cờ có chữ vạn màu đen đặt trong vòng tròn màu trắng, nền đỏ và tái lập lại quốc kỳ màu đen – trắng – đỏ.
- Màu sắc của quốc kỳ Đức hiện đại được cho là lấy cảm hứng từ hiệu kỳ của Đế chế La Mã thời Trung cổ.
- Ngoài hình thức ngang thường thấy, vào năm 1996, nhiều tòa nhà chính phủ ở Đức sử dụng cờ dọc dân sự và chính thức.
- Cờ Đức là biểu tượng của sự thống nhất, độc lập và dân chủ.
- Quốc kỳ Đức có sự tương đồng với lá cờ Bỉ về màu sắc.
3. Những câu hỏi thường gặp
Quốc kỳ Đức có giống quốc kỳ của Bỉ không?
Không. Thực tế, cờ Đức và cờ Bỉ chỉ có sự giống nhau về màu sắc, nhưng lại khác nhau về cách sắp xếp các dải màu. Quốc kỳ Đức gồm 3 màu đen – đỏ – vàng chạy ngang nhau, trong khi đó quốc cờ Bỉ là 3 cột màu đen – vàng – đỏ được sắp xếp theo thứ tự từ phải sang trái.
Lá cờ Đức được phê chuẩn vào thời gian nào?
Quốc kỳ Đức được phê chuẩn chính thức vào ngày 9 tháng 11 năm 1918, sau khi Cộng hòa Weimar chấp nhận thông qua làm quốc kỳ chính thức của nước Đức
Cờ Đức được treo vào những ngày nào?
Theo quy định của Chính phủ Đức, quốc kỳ sẽ được treo vào những ngày sau:
- Ngày 27 tháng 1: Ngày tưởng niệm Holocaust quốc tế;
- Ngày 1 tháng 5: Ngày Quốc tế Lao động;
- Ngày 9 tháng 5: Ngày Châu Âu;
- Ngày 23 tháng 5: Ngày Hiến Pháp;
- Ngày 17 tháng 6: Kỷ niệm Nổi dậy năm 1953 tại Đông Đức;
- Ngày 20 tháng 7: Kỷ niệm cuộc Tổng khởi nghĩa 20 tháng 7;
- Ngày 3 tháng 10: Ngày thống nhất nước Đức;
- Ngày Quốc tang nhân dân.
Có thể thấy lá cờ Đức đã trải qua một quá trình dài để tung bay tự do như ngày hôm nay. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp Du Khách có thêm kiến thức hữu ích về đất nước này.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH CHÂU ÂU
- Trụ sở chính: 352 – 354 – 356 Lê Văn Sỹ, Phường 2, Q. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Hà Nội: Lầu 6, Tòa nhà Imperial Suite, 71 phố Vạn Phúc, P. Liễu Giai, Q. Ba Đình
- Điện thoại: 1800 1021
- Tổng đài: 0931.48.1616
- Email: info@eurotravel.com.vn
- Website: www.eurotravel.com.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/eurotravelvietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/eurotravelvietnam/
- Twitter: https://twitter.com/eurotravelvn
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCBzl9wn6vHDjj0s7GtuHhSg