Hà Lan là một đất nước xinh đẹp thuộc khu vực Tây Âu, nổi tiếng với những cối xay gió vĩ đại và những cánh đồng tulip rực rỡ. Không những thế, Hà Lan còn có một câu chuyện lịch sử đặc biệt về quốc kỳ của mình. Cùng EuroTravel tìm hiểu chi tiết về cờ Hà Lan qua bài viết dưới đây.

Cờ Hà Lan - Một trong những lá cờ ba màu đầu tiên của thế giới
Cờ Hà Lan – Một trong những lá cờ ba màu đầu tiên của thế giới

1. Tìm hiểu về lá cờ của Hà Lan

1.1 Quốc kỳ Hà Lan là gì?

Quốc kỳ Hà Lan bao gồm ba dải màu sắc chạy ngang nhau, với màu đỏ trên cùng, màu trắng ở giữa và màu xanh dưới cùng. Được biết, lá cờ được khai sinh vào năm 1572 và là một trong những lá cờ tam sắc xuất hiện sớm nhất lịch sử. 

Thiết kế cờ Hà Lan hiện tại bắt nguồn từ một biến thể của Prinsenvlag (Cờ của Hoàng tử) cuối thế kỷ 16, phát triển vào đầu thế kỷ 17 với tên gọi Statenvlag đỏ-trắng-xanh (Cờ của các quốc gia), lá cờ hải quân của Quốc tướng của Cộng hòa Hà Lan, làm cho lá cờ Hà Lan trở thành lá cờ ba màu lâu đời nhất được sử dụng liên tục.

Vào năm 1937, cờ Hà Lan được Nữ hoàng Wilhelmina ấn định là quốc kỳ chính thức của Vương Quốc. 

Quốc kỳ ngày nay của Vương Quốc Hà Lan
Quốc kỳ ngày nay của Vương Quốc Hà Lan

1.2 Ý nghĩa của lá cờ Hà Lan

Cờ Hà Lan hiện nay bao gồm 3 dải màu đỏ – trắng – xanh chạy ngang nhau, các màu sắc này đã trở thành biểu tượng và có ý nghĩa sâu sắc đối với người dân nước này. 

  • Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm, sức mạnh và sự cứng rắn.
  • Màu trắng đại diện cho hòa bình và sự trung thực.
  • Màu xanh tượng trưng cho sự thật, lòng trung thành và công lý. 

Tuy nhiên, một diễn giải khác lại cho rằng, những dải màu trên quốc kỳ phản ánh hệ thống xã hội lúc bấy giờ. Màu đỏ đại diện cho người dân, màu trắng tượng trưng cho tôn giáo và màu xanh đại diện cho giới quý tộc. 

Mỗi màu sắc trên quốc kỳ đều ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc
Mỗi màu sắc trên quốc kỳ đều ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc

1.3 Lịch sử hình thành lá cờ Hà Lan

Cờ Hà Lan thời Trung cổ

cờ Hà Lan đầu tiên có kiểu dáng rất khác biệt so với ngày nay. Vào cuối thế kỷ 15, khi các tỉnh trên đất nước được hợp nhất dưới trướng của Công tước xứ Burgundy, quốc kỳ giai đoạn này được gọi là “Cross of Burgundy”. Gồm có 2 nhánh thắt màu đỏ tựa như chữ thập trên một nền trắng. 

Quốc kỳ Hà Lan thời Trung cổ
Quốc kỳ Hà Lan thời Trung cổ

Lá cờ của Hoàng Tử 

Vào năm 1568, Hoàng tử William xứ Orange lãnh đạo các khu vực vùng thấp nổi dậy chống lại Vua Philip II của Tây Ban Nha dưới lá cờ ba màu cam – trắng – xanh và được biết đến với tên gọi “Lá cờ của Hoàng Tử”. 

Màu cam trong cờ Hà Lan được hiểu là biểu tượng đại diện cho Hoàng tử William I. Năm 1572, lá cờ ba màu cam – trắng – xanh chính thức được ấn định là biểu tượng của quốc gia thời bấy giờ. 

Quốc kỳ Hà Lan giai đoạn 1570 - 1652
Quốc kỳ Hà Lan giai đoạn 1570 – 1652

Cờ Hà Lan giai đoạn 1652 – 1795 (Cờ Statenvlag)

Dải màu cam trên “Lá cờ Hoàng Tử” dần được thay thế vào những năm 1596, nhưng phổ biến nhất vào khoảng năm 1630. Sự thay đổi màu sắc trên quốc kỳ như một dấu hiệu về sự thay đổi của chính trị Hà Lan thời bấy giờ.

Ban đầu, quốc kỳ đỏ – trắng – xanh được gọi là “Cờ của Hà Lan”, tuy nhiên một khiếu nại vào năm 1664 đã được đổi thành “Cờ Statenvlag” hay “Cờ các quốc gia”.

Một giả thuyết khác cho rằng, sự thay đổi của dải màu cam trên “Lá cờ Hoàng Tử” xuất phát từ thuốc nhuộm cam có xu hướng phai dần sang màu đỏ theo thời gian. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng lá cờ đỏ – trắng – xanh có thể đã tồn tại trước khi “Lá cờ Hoàng Tử” ra đời vào những năm 1570. 

Quốc kỳ Hà Lan giai đoạn 1652 - 1795
Quốc kỳ Hà Lan giai đoạn 1652 – 1795

Cờ Hà Lan giai đoạn cuối thế kỷ 18 (Cờ Cộng hòa Batavian)

Trong thời gian diễn ra cuộc cách mạng vào cuối thế kỷ 18 và cuộc chinh phục của người Pháp, “Lá cờ Hoàng Tử” đã bị cấm và chỉ được phép sử dụng “Cờ Statenvlag” bởi sự tương đồng với quốc kỳ Pháp thời bấy giờ.

Vào năm 1796, dải màu đỏ của cờ Hà Lan được điểm thêm hình thiếu nữ Hà Lan và một con sư tử dưới chân vào góc bên trái. Quốc kỳ giai đoạn này có tên gọi là “Cờ của Cộng hòa Batavian” và được sử dụng trong vòng 11 năm. 

Quốc kỳ Hà Lan giai đoạn cuối thế kỷ 18
Quốc kỳ Hà Lan giai đoạn cuối thế kỷ 18

Năm 1806, Hoàng đế Napoleon đã chỉ định Louis Bonaparte trở thành vua Hà Lan, một người người rất tôn trọng tình cảm dân tộc và theo đuổi chính sách thân Hà Lan. Louis Bonaparte đã ra lệnh gỡ bỏ “Cờ của Cộng hòa Batavian” và khôi phục lại lá cờ ba màu truyền thống. 

Tuy nhiên, các chính sách thân Hà Lan đã gây ra sự xung đột với Hoàng đế Napoleon, Hà Lan chính thức sáp nhập vào Đế quốc Pháp. Năm 1810, cờ Hà Lan được thay thế thành biểu tượng của đế quốc. 

Cờ Hà Lan ngày nay 

Năm 1813, Hà Lan giành lại độc lập sau thời gian dài bị chiếm đóng bởi Pháp. Kể từ thời điểm đó, cả hai lá cờ cam – đỏ cùng nhau tung bay như một biểu tượng cho lòng trung thành của người dân với nhà Orange. 

Vào ngày 19 tháng 2 năm 1937, một Nghị định của Hoàng gia đã ấn định màu đỏ – trắng – xanh chính thức là quốc kỳ của Vương quốc Hà Lan. 

Quốc kỳ chính thức của Vương quốc Hà Lan
Quốc kỳ chính thức của Vương quốc Hà Lan

2. Những điều thú vị về lá cờ Hà Lan

  • Nếu xoay 1 góc 90 độ sang trái thì cờ Hà Lan trông giống với cờ nước Pháp. 
  • Quốc kỳ Hà Lan là một trong những lá cờ tam sắc đầu tiên của thế giới.
  • Ngày nay, dải màu cam của lá cờ truyền thống sẽ được xuất hiện trong những sự kiện trọng đại. Màu sắc này đại diện cho gia đình Hoàng gia của Oranje-Nassau, một trong những gia đình quý tộc lâu đời và quan trọng nhất của Hà Lan.
  • cờ Hà Lan truyền thống có màu cam – trắng – xanh, được sử dụng lần đầu vào Cuộc nổi dậy vào cuối thế kỷ 16. 
  • Quốc kỳ Hà Lan có sự tương đồng với quốc kỳ của Pháp và Luxembourg.
  • Mặc dù dải màu cam trên quốc kỳ đã được thay thế từ lâu, nhưng ngày nay nó vẫn được sử dụng một cách đầy tự hào trong các sự kiện trọng đại hoặc các trận bóng đá.
  • Vào những ngày tưởng niệm, quốc kỳ Hà Lan được treo nửa cột như một cách vinh danh, tưởng nhớ đến những người đã khuất. 
  • Cờ Hà Lan truyền cảm hứng đến nhiều quốc gia trong khu vực Châu Âu và các nước khác trên thế giới.
Một số sự thật thú vị về quốc kỳ Hà Lan
Một số sự thật thú vị về quốc kỳ Hà Lan

3. Những câu hỏi thường gặp

Cờ Hà Lan có giống với cờ Luxembourg?

Cờ Hà Lan và cờ Luxembourg có sự tương đồng nhất định, nhưng không hoàn toàn giống nhau. Trong khi quốc kỳ Hà Lan có tỉ lệ 2:3, còn quốc kỳ Luxembourg có tỉ lệ 3:5 và màu xanh trên cờ cũng nhạt hơn rất nhiều so với lá cờ Hà Lan. 

Balo treo trên quốc kỳ Hà Lan có ý nghĩa gì?

Đây được xem là một truyền thống hàng năm của người dân Hà Lan, như một cách thông báo tin vui rằng con của họ đã thành công qua kỳ thi cuối cấp trung học phổ thông. Nếu du lịch Hà Lan vào dịp tuần thứ hai của tháng 6, Du Khách có thể bắt gặp nhiều cột cờ có treo balo. 

Quốc kỳ Hà Lan treo nửa cột có ý nghĩa gì?

Nếu bắt gặp quốc kỳ Hà Lan treo nửa cột, hãy lưu ý rằng điều này thể hiện sự tôn kính và mang ý nghĩa tưởng niệm đến những người đã khuất. 

Cờ Hà Lan treo nửa cột có ý nghĩa tưởng nhớ đến những người đã mất
Cờ Hà Lan treo nửa cột có ý nghĩa tưởng nhớ đến những người đã mất

Trên đây là những thông tin chi tiết về ý nghĩa và lịch sử hình thành của cờ Hà Lan. Mong rằng với những chia sẻ từ EuroTravel sẽ giúp Du Khách có thêm kiến thức về quốc gia xinh đẹp này. 

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH CHÂU ÂU