Múi giờ Pháp đang được sử dụng hiện nay là UTC+1 và UTC+2 vào mùa hè. Xoay quanh múi giờ nước này có nhiều câu chuyện lịch sử thú vị, cùng EuroTravel tìm hiểu chi tiết hơn về múi giờ nước Pháp trong bài viết sau. 

Múi giờ Pháp 
Múi giờ Pháp

1. Nước Pháp có múi giờ nào?

Giai đoạn trước 1891, các thành phố và thị trấn tại nước Pháp đều có múi giờ địa phương riêng, sử dụng dựa theo quy luật vận động mặt trời. Tuy nhiên, sự chênh lệch giờ giữa các địa phương gây ra các vấn đề bất cập về đường sắt. Vì thế, năm 1891, người dân nước này đã chọn thời gian theo mặt trời tại thủ đô Paris. 

Giai đoạn từ 1911, nước này sử dụng giờ GMT +0 theo múi giờ chuẩn Greenwich. Vào mùa hè, giờ Pháp là GMT+1. Đến năm 1940, quân Đức chuyển khu vực phía Bắc nước Pháp sang múi giờ GMT+2 (giờ mùa hè của Đức), còn khu vực phía Nam không bị Đức chiếm đóng vẫn giữ giờ GMT+1 (giờ mùa hè của Pháp). 

Múi giờ Pháp là UTC+1 và UTC+2 
Múi giờ Pháp là UTC+1 và UTC+2

Để thống nhất thời gian hoạt động giữa khu vực Pháp không chiếm đóng và thời gian hoạt động của đường sắt, chính quyền Pháp quyết định giữ giờ GMT+1 (giờ mùa hè của Pháp) trong giai đoạn mùa đông 1940, đồng thời chấp nhận múi giờ Pháp là GMT+2 vào 5/1941. 

Từ 1942 – 1944, nước Pháp sử dụng giờ GMT+1 vào mùa đông và GMT+2 vào mùa hè. Sau khi giải phóng năm 1944, Pháp vẫn giữ múi giờ GMT+2. Đến 1944 – 1949, múi giờ Pháp chuyển sang GMT+1 như múi giờ Anh. Tháng 4/1945, múi giờ Pháp chuyển sang GMT+2 như đồng minh của Anh. Thế nhưng khi kết thúc chiến tranh, Pháp không sử dụng giờ mùa hè nữa. 

Tham khảo bài viết Giờ GMT là gì? Cách quy đổi giờ GMT sang giờ Việt Nam đầy đủ và chi tiết được tổng hợp từ EuroTravel

Đến năm 1976, thời gian mùa hè được sử dụng lại tại Pháp. Lúc này, múi giờ Pháp là GMT+1 vào mùa đông và GMT+2 vào mùa hè. Năm 1996, Toàn liên minh châu Âu thiết lập thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày bằng chỉ thị 2000/84 / EC chuyển thời gian kết thúc vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 10. 

Ngày nay, nước Pháp có đến 12 múi giờ khác nhau trên thế giới. Trong đó, thủ đô Paris sử dụng Giờ Trung Âu (UTC + 1) và Giờ mùa hè Trung Âu (UTC+2). 11 múi giờ còn lại thuộc lãnh thổ hải ngoại ở rìa biên giới Pháp, bao gồm: 

  • Guyana UTC – 3
  • Polynesia UTC – 10, UTC – 9:30, UTC – 9
  • Guadeloupe UTC – 4
  • Martinique UTC – 4
  • Mayotte UTC + 3
  • New Caledonia UTC + 11
  • Réunion UTC + 4
  • Saint Barthélemy UTC – 4
  • Saint Martin UTC – 4
  • Saint Pierre và Miquelon UTC – 3
  • Wallis và Futuna UTC + 12
  • Vùng đất phía Nam và Nam Cực thuộc Pháp UTC + 4, UTC + 5, UTC + 10
  • Clipperton UTC – 8

2. Sự phân chia giờ nước Pháp theo mùa

Cũng như nhiều quốc gia châu Âu khác, nước Pháp cũng áp dụng hệ thống giờ mùa hè nhằm tiết kiệm ánh sáng vào ban ngày. Người dân Pháp sẽ chỉnh đồng hồ của mình nhanh hơn 1 giờ vào mùa hè. Vì thế vào mùa hè, múi giờ Pháp là UTC+2. 

Vào mùa hè, múi giờ của Pháp là UTC+2 
Vào mùa hè, múi giờ của Pháp là UTC+2

Cụ thể, Pháp đổi múi giờ theo mùa như sau: 

  • Giờ mùa hè: Từ 2:00 ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 3 đến 3:00 chủ nhật cuối cùng của tháng 10.
  • Giờ mùa đông: Là thời gian còn lại trong năm.

3. Sự chênh lệch múi giờ Pháp so với Việt Nam

Việt Nam đang ở múi giờ UTC+7, trong khi đó múi giờ bên Pháp là UTC+1. Vì thế, chênh lệch múi giờ giữa hai nước là 6 tiếng. Việt Nam sẽ sớm hơn Pháp 6 tiếng đồng hồ. 

Ví dụ ở Việt Nam là 10 giờ sáng thì tại Pháp chỉ mới 4 giờ sáng mà thôi. Tuy nhiên nếu bạn Pháp đang là mùa hè (UTC+2) thì chênh lệch giữa 2 nước là 5 tiếng, nếu Việt Nam là 10 giờ sáng thì Pháp đang là 5 giờ sáng vào mùa hè. 

Múi giờ Pháp chênh lệch với Việt Nam là 6 tiếng 
Múi giờ Pháp chênh lệch với Việt Nam là 6 tiếng

Với 11 vùng lãnh thổ còn lại của Pháp, sự chênh lệch múi giờ so với Việt Nam được thể hiện trong bảng sau: 

Lãnh thổ/ Vùng hải ngoại Thủ phủ/ Thủ đô Vị trí địa lý Múi giờ  Chênh lệch với múi giờ Việt Nam 
Guyana Cayenne Nam Mỹ UTC−03:00 Việt Nam đi trước 10 tiếng
Polynesia Papeete phía Nam Thái Bình Dương UTC−10:00UTC−09:30UTC−09:00 Việt Nam đi trước 16 – 17 tiếng
Guadeloupe  Basse-Terre Antilles (quần đảo vùng Biển Caribe) UTC−04:00 Việt Nam đi trước 11 tiếng
Martinique Fort-de-France Antilles (quần đảo vùng Biển Caribe) UTC−04:00 Việt Nam đi trước 11 tiếng
Mayotte Mamoudzou Châu Phi (eo biển Mozambique) UTC+03:00 Việt Nam đi trước 4 tiếng 
New Caledonia Nouméa phía Nam Thái Bình Dương  UTC+11:00 Việt Nam đi sau 4 tiếng
Réunion Saint-Denis Châu Phi
(Ấn Độ Dương)
UTC+04:00 Việt nam đi trước 3 tiếng
Saint Barthélemy Gustavia Antilles (quần đảo vùng Biển Caribe) UTC−04:00 Việt Nam đi trước 11 tiếng
Saint Martin Marigot Antilles (quần đảo vùng Biển Caribe) UTC−04:00 Việt Nam đi trước 11 tiếng
Saint Pierre và Miquelon Saint-Pierre Đông nam Canada UTC−03:00 Việt Nam đi trước 10 tiếng
Wallis và Futuna Mata-Utu phía Nam Thái Bình Dương UTC+12:00 Việt Nam đi sau 5 tiếng
Vùng đất phía Nam và Nam Cực thuộc Pháp Port-aux-Français Ấn Độ Dương, lục địa Nam Cực UTC+04:00, UTC+05:00, UTC+10:00 Việt Nam đi trước 2 – 3 tiếng đối với vùng đất phía Nam và đi sau 3 tiếng so với Nam Cực
Clipperton _ Tây Mexico UTC−08:00 Việt Nam đi trước 15 tiếng

4. Những ảnh hưởng không ngờ từ sự thay đổi múi giờ Pháp và Việt Nam 

Sự thay đổi múi giờ đột ngột từ giờ Việt Nam sang giờ Pháp gây ra hiện tượng Jet lag. Đây là một hội chứng thường gặp của cơ thể với các biểu hiện như mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, các bệnh lý về dạ dày như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng và tâm trạng thay đổi. 

Chênh lệch múi giờ đến 6 tiếng có thể khiến Du Khách bị Jet lag 
Chênh lệch múi giờ đến 6 tiếng có thể khiến du khách bị Jet lag

5. Cách khắc phục các triệu chứng từ sự thay đổi múi giờ Pháp

Để khắc phục các triệu chứng từ sự thay đổi múi giờ Pháp, bạn có thể áp dụng một số gợi ý sau đây: 

  • Chuẩn bị cho mình sức khỏe tốt với thể trạng khỏe mạnh nhất trước chuyến đi. 
  • 2 tuần trước khi lên máy bay, bạn hãy tự điều chỉnh đồng hồ sinh học cá nhân theo giờ Pháp bằng cách đi ngủ sớm và dậy sớm một chút so với bình thường. 
  • Ăn đầy đủ và đa dạng các dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, giảm bớt các triệu chứng Jet lag. 
  • Uống nhiều nước khi đi máy bay, hạn chế ăn quá no vì sẽ khiến bụng cảm thấy khó chịu. 
  • Trong chuyến bay dài, Du Khách nên dành thời gian đi lại hoặc vận động tại chỗ để cơ thể thoải mái hơn. 
  • Khi đến Pháp, không nên đi ngủ ngay lập tức trừ khi đó là ban đêm, việc đi dạo, uống cafe hay shopping giúp bạn nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi múi giờ của nước này.

Với những thông tin về múi giờ Pháp mà EuroTravel cung cấp trong bài viết này, hi vọng sẽ hữu ích với những Du Khách sắp sang Pháp để du lịch hoặc công tác. Chúc bạn có một hành trình suôn sẻ, thuận lợi và hạn chế tối đa những rắc rối do vấn đề thay đổi múi giờ gây ra. 

Đánh giá post