Từ lâu, các lễ hội văn hóa dường như trở thành một phần không thể thiếu của mỗi quốc gia và trở thành tâm điểm thu hút đông đảo du khách ghé thăm. Cùng EuroTravel khám phá các lễ hội nổi tiếng trên thế giới qua bài viết dưới đây!
1. Lễ hội hóa trang Venice Carnival – Italy
Lễ hội hóa trang Venice Carnival của Ý là một trong các lễ hội nổi tiếng trên thế giới, được diễn ra vào mùa xuân thường năm tại thành phố kênh đào Venice. Lễ hội có nguồn gốc từ thời Phục Hưng và được tổ chức lần đầu vào năm 1296. Tuy nhiên, mãi đến năm 1980 lễ hội mới được “hồi sinh” và thu hút đông đảo du khách quốc tế.
Xuyên suốt 2 tuần, du khách sẽ được hòa mình vào không khí nhộn nhịp và sôi động của dòng người đổ về quảng trường St.Mark, hóa thân thành giới quý tộc Ý với các bộ cánh lộng lẫy và diễu hành khắp phố. Linh hồn của Venice Carnival chính là những chiếc mặt nạ được thiết kế thủ công vô cùng tinh xảo và tỉ mỉ.
Mỗi năm, lễ lội đều tổ chức theo các chủ đều khác nhau, nhưng đều mang ý nghĩa tôn vinh giá trị văn hóa và mang đến ngày hội vui vẻ cho những ngày đầu năm.
2. Lễ hội thánh Patrick – Dublin, Ireland
Lễ hội thánh Patrick là ngày hội quan trọng với người dân Ireland, được tổ chức thường niên vào ngày 17 tháng 3 để tưởng nhớ và vinh danh vị thánh Saint Patrick – vị thánh bảo hộ của đất nước này.
Ngày lễ thánh Patrick cũng là ngày lễ quốc khánh của Ireland, được chính thức công nhận vào khoảng thế kỷ 17. Xuyên suốt lễ hội, mọi ngóc phố và con đường đều nhuốm một màu xanh lá. Người dân thường mặc các trang phục màu xanh có hình cỏ 3 lá, có người còn trang trí biểu tượng cỏ 3 lá lên mặt hoặc lên quần áo.
Màu xanh lá cây và cỏ 3 lá đã trở thành nét đặc trưng trong văn hóa của người dân Ireland, thể hiện tình yêu dân tộc và niềm tin vào tôn giáo.
3. Lễ hội quái vật mùa đông – Hungary
Lễ hội quái vật mùa đông – Busójárás được tổ chức vào tháng 2 hàng năm và kéo dài 6 ngày tại Mohác, một thị trấn nhỏ cự ngụ tại Hungary. Tương truyền, lễ hội được mô phỏng lại những trận đánh oanh liệt của dân làng trước sự xâm lược của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong quá khứ.
Trong lễ hội, những người phụ nữ trong vùng sẽ mặc giống như những người Ottoman và múa điệu múa truyền thống Kolo. Người dân sẽ diện quần áo giống như các quái vật hai sừng đi diễu hành trên đường phố hoặc nhảy các điệu múa dân gian.
Người dân nơi đây tin rằng, lễ hội sẽ làm ma quỷ quấy nhiễu dân làng sợ hãi mà chạy trốn, cũng như xua đuổi những điều không may mắn.
4. Lễ hội Las Fallas – Tây Ban Nha
Las Fallas được biết đến là lễ hội tiêu biểu nhất Tây Ban Nha, được tổ chức vào những ngày đầu năm tại thành phố Valencia để đánh dấu sự kết thúc của chuỗi ngày đông lạnh lẽo, chào đón mùa xuân ấm áp và tôn vinh thánh Joseph. Ngoài ra, lễ hội ném cà chua được biết đến là lễ hội độc đáo, có một không hai của Tây Ban Nha.
Trong ngày hội Las Fallas, cả thành phố dường như rực rỡ và sôi động với các cuộc diễu hành nhộn nhịp, ca hát, nhảy múa và cả các trận đấu bò tót rực lửa. Dạo quanh thành phố, du khách sẽ bắt gặp hàm trăm tượng búp bê và các con rối khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống đặc sắc.
Vào đêm hội cuối cùng, hàng ngàn người sẽ đổ về quảng trường Plaza del Ayuntamiento để chứng kiến những màn pháo hoa rực rỡ và chiêm ngưỡng khung cảnh sáng rực của ngọn lửa đốt những hình nộm khổng lồ.
5. Lễ hội ném bột màu Holi (Festival of Colors) – Ấn Độ
Nhắc đến các lễ hội nổi tiếng trên thế giới, không thể không nhắc đến lễ hội ném bột màu Holi, một trong những lễ hội quan trọng của Ấn Độ. Holi hay Festival of Colors diễn ra trong 2 ngày và tổ chức vào ngày trăng tròn theo lịch Hindu, thường rơi vào tháng 3.
Ngày lễ có ý nghĩa rất lớn với người dân nơi đây, không chỉ là ngày kỷ niệm chiến thắng của cái thiện trước cái ác, mà còn là hy vọng cho một mùa màng bội thu và thể hiện sự tự do, bình đẳng trong cuộc sống.
Vào đêm trước ngày lễ hội, người dân sẽ thực hiện các nghi lễ tôn giáo bên ánh lửa Holika với ý nghĩa để những điều xấu xa sẽ bị ánh lửa khử trừ. Sáng hôm sau, người dân hòa trong không khí nhộn nhịp và rực rỡ của lễ hội ném bột màu.
6. Lễ hội Mùa Đông – Quebec, Canada
Lễ hội Mùa Đông tại thành phố Quebec, Canada được ghi nhận là một trong 4 lễ hội băng tuyết hoành tráng nhất thế giới, thường được tổ chức vào đầu tháng 2 và kéo dài xuyên suốt 17 ngày.
Cái lạnh buốt giá của mùa đông dường như bị nhấn chìm bởi bầu không khí nhộn nhịp và sôi động với nhiều hoạt động vui nhộn như câu cá trên băng, tắm tuyết,…Xuyên suốt ngày hội, hình ảnh người tuyết xuất hiện khắp nơi cùng nhiều công trình được chạm khắc từ băng tuyết vô cùng công phu.
7. Lễ hội Timkat – Ethiopia
Timkat là lễ hội quan trọng nhất của người dân Ethiopia, được tổ chức vào những ngày đầu năm với mục đích tái hiện lại lễ rửa tội của Chúa Jesu trên dòng sông Jordan.
Lễ hội Timkat diễn ra trong 3 ngày với nhiều hoạt động đặc sắc. Vào ngày nay, người dân sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống với một màu trắng tinh. Các linh mục khoác lên mình áo lễ satin hoặc nhung nhiều màu sắc và cầm theo những chiếc ô nhung to điểm kim tuyến lấp lánh.
8. Lễ hội đèn lồng – Trung Quốc
Lễ hội đèn lồng là lễ hội truyền thống của Trung Quốc được tổ chức vào rằm tháng giêng, đây cũng là cột mốc đánh dấu sự kết thúc của kỳ nghỉ lễ năm mới. Người dân Trung Quốc còn quan niệm rằng lồng đèn sẽ giúp họ xua đuổi ma quỷ và mang lại bình yên, hạnh phúc.
Xuyên suốt lễ hội, cả Trung Hoa rực rỡ và lộng lẫy tỏa ra từ hàng nghìn chiếc lồng đèn được trang trí đủ màu sắc với nhiều kiểu dáng khác nhau. Đặc biệt, lễ hội còn là tâm điểm của nhiều hoạt động thú vị như thả đèn trời, thả hoa đăng, treo điều ước, giải câu đố,…
9. Lễ hội chùa Mann Shwe Settaw – Myanmar
Lễ hội chùa Mann Shwe Settaw ở Myanmar được xem là một trong các lễ hội nổi tiếng nhất trên thế giới về văn hóa tâm linh. Lễ hội diễn ra từ ngày thứ 5 của tháng Tabodwe và kéo dài xuyên suốt 11 ngày.
Mann Shwe Settaw là một ngôi chùa nổi tiếng ngụ tại thành phố Settawya, tỉnh Magway và là khu vực thờ dấu chân phật Phật bên bờ sông Mann.
Vào dịp lễ hội, có hàng loạt lều tre được dựng lên để đoán người dân địa phương đến vui chơi và bơi lội trong mùa nóng bức của Myanmar.
10. Lễ hội đèn lồng Mantoro – Nara, Nhật Bản
Lễ hội đèn lồng Mantoro được tổ chức thường niên vào ngày 3 tháng 2 tại đền Kasuga Taisha ở Nara, Nhật Bản.
Vào ngày nay, cả khu vực đền trở nên lung linh và huyền ảo hơn bao giờ hết với hơn 3000 chiếc đèn lồng được thắp sáng kèm những lời nguyện ước tốt lành được thả lên trời cao.
Được biết, lễ hội đã có từ hơn 800 năm trước và ngày nay, lễ hội là một phần gắn liền với văn hóa truyền thống của Nhật Bản.
11. Lễ hội ngắm hoa anh đào – Nhật Bản
Hoa anh đào đã gắn liền với Nhật Bản từ hàng ngàn năm trước, được xem là biểu tượng của “đất nước mặt trời mọc”. Lễ hội hoa anh đào Hanami thường diễn ra từ ngày 3 đến 10/4, đây cũng là dịp anh đào khoe sắc rực rỡ nhất.
Tuy nhiên, trong văn hóa của người Nhật, lễ hội chỉ bắt đầu khi những cây anh đào ở đền Yasuki bắt đầu nở rộ. Lễ hội hoa anh đào không cố định địa điểm tổ chức, mùa lễ kéo dài trên mọi miền đất nước và kết thúc khi hết mùa.
Để thưởng ngoạn vẻ đẹp đằm thắm của của hoa anh đào tại Tokyo, du khách có thể đến một số điểm ngắm như đền Yasukuni, công viên Ueno, sông Meguro,…
12. Lễ hội đêm của những phù thủy (Night of the Witches) – Mexico
Cerro Mono Blanco, Mexico được biết đến là vùng đất sản sinh ra vô số truyền thuyết, cổ tích và cả các câu chuyện huyền thoại. Theo tín ngưỡng của người dân nơi đây, mỗi năm sẽ có 1 ngày phép thuật quay trở lại và được tái hiện lại vào lễ hội Night of the Witches – Một đêm của những phù thủy.
Lễ hội sẽ được tổ chức thường niên vào ngày thứ 5 đầu tiên của tháng 3, người tham gia sẽ hóa thân thành những nhân vật đáng sợ và tiến hành nhảy múa quanh nhà mình để ngăn cản phù thủy đến gần.
13. Lễ hội té nước Songkran – Thái Lan
Lễ hội té nước Songkran được biết đến là ngày Tết cổ truyền tại Thái Lan, được tổ chức vào ngày đầu năm theo Phật Lịch, tương ứng với ngày 13 – 15/04.
Vì là một nghi lễ mừng năm mới đầy may mắn và ý nghĩa, lễ hội Songkran được tổ chức trên mọi miền đất nước, tuy nhiên sẽ có sự khác nhau giữa từng khu vực. Vào dịp lễ hội, người dân sẽ mất khoảng 2 ngày chuẩn bị, họ dọn dẹp nhà cửa với ngụ ý rũ bỏ những điều cũ, không may trong năm cũ.
Vào ngày đầu năm, người dân sẽ lên chùa dự lễ tắm phật và thực hiện nghi lễ cúng. Điểm đặc biệt của ngày lễ Songkran là lấy nước thơm phun lên người nhau thay cho lời chúc phúc.
14. Lễ hội thuyền rồng – Trung Quốc
Lễ hội thuyền rồng xuất hiện cách đây hơn 25.000 năm về trước, là lễ hội truyền thống lâu đời tại Trung Quốc. Được tổ chức trên khắp các con sông của Trung Hoa vào dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), với mong muốn một năm mới may mắn và bình an.
Lễ hội thuyền rồng bao gồm phần lễ và phần hội, trong đó phần lễ rất quan trọng. Những ngư dân sẽ thực hiện tập tục dâng hương, bày tỏ lòng thành kính đến tổ tiên và các vị thần của biển. Đến với phần hội, du khách có dịp hòa mình vào không khí nhộn nhịp và thưởng thức các trận đua kịch tính của ngư dân.
15. Lễ hội hoa đăng Pingxi Lantern – Đài Loan
Pingxi là nơi diễn ra lễ hội hoa đăng rực rỡ và hoành tráng nhất trong số các lễ hội hoa đăng tại Đài Loan. Được tổ chức thường niên vào Tết Nguyên Tiêu như một cách chào mừng năm mới bình an và may mắn.
Đến Pingxi vào những ngày đầu năm, du khách có dịp hòa mình vào không khí vui nhộn của lễ hội và ngắm nhìn khung cảnh rực rỡ, huyền ảo của những đèn hoa đăng. Đặc biệt, trên những chiếc đèn trời được mọi người viết lên những điều ước và thả chúng bay xa trên bầu trời. Tương truyền rằng, nếu đèn càng bay cao thì ước nguyện sẽ nhanh chóng thành hiện thực.
16. Lễ hội đường phố Mardi Gras – Mỹ
Mardi Gras là lễ hội âm nhạc và hóa trang đường phố được tổ chức trong khoảng thời gian từ 3/2 đến 9/3 tại thành phố New Orleans, bang Louisiana, miền nam nước Mỹ. Tuy nhiên, lễ hội có thể bắt đầu vào bất cứ lúc nào, tùy theo khuôn khổ của ngày diễn ra lễ Phục Sinh.
Mardi Gras được xem là sự kiện quan trọng trong đời sống văn hóa và tinh thần của người dân thành phố. Xuyên suốt 12 ngày, cả thành phố vô cùng sôi động và náo nhiệt với tiếng nhạc rộn rã, đoàn diễu hành nhộn nhịp, những vũ điệu samba cuồng nhiệt và cả những bộ cánh hóa trang sặc sỡ.
17. Lễ hội thả đèn trời Yi Peng – Thái Lan
Một trong các lễ hội nổi tiếng trên thế giới chắc chắn làm bạn mê mẩn chính là lễ hội thả đèn trời Yi Peng được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng 12 âm lịch tại Chiang Mai.
Lễ hội thả đèn trời Yi Peng là lễ hội lớn thứ 2 tại Thái Lan, chỉ sau lễ hội té nước. Với người dân Thái Lan, lễ hội chính là khoảng thời gian để ta gột tẩy những điều không may mắn và để những chiếc đèn lồng đưa chúng bay thật xa trên bầu trời.
Vào ngày lễ, người dân sẽ tập trung dọc bên các con sông với những chiếc đèn lồng đã khắc ghi điều ước, sau đó thả nhẹ đèn trôi sông hoặc từ từ lên trời cao.
18. Lễ hội hoá trang Rio Carnival – Rio de Janeiro, Brazil
Rio Carnival tại Brazil được biết đến là lễ hội hoá trang có quy mô lớn và hoành tráng bậc nhất thế giới, được tổ chức vào tháng 2 hàng năm tại thành phố Rio de Janeiro xinh đẹp.
Điểm thu hút nhất của Rio Carnival tại Rio de Janeiro chính là cuộc diễu hành vô cùng hoành tráng tại đại lộ Sambadrome, gây ấn tượng với những màn vũ đạo Samba nóng bỏng và đẹp mắt.
Không thể phủ nhận được không khí nhộn nhịp và sôi động toát ra các lễ hội nổi tiếng trên thế giới. Quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ, liên hệ ngay EuroTravel để được tư vấn nhanh chóng!
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH CHÂU ÂU
- Trụ sở chính: 352 – 354 – 356 Lê Văn Sỹ, Phường 2, Q. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Hà Nội: Lầu 6, Tòa nhà Imperial Suite, 71 phố Vạn Phúc, P. Liễu Giai, Q. Ba Đình
- Hotline: 1800 1021
- Email: info@eurotravel.com.vn
- Website: www.eurotravel.com.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/eurotravelvietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/eurotravelvietnam/
- Twitter: https://twitter.com/eurotravelvn/