Tuần lộc đã trở thành biểu tượng thân quen với hình ảnh ông già Noel trong dịp lễ Giáng Sinh, không chỉ nhận được sự hâm mộ yêu thích từ trẻ em trên thế giới mà còn xây dựng thành công trong tâm trí của chúng ta về khả năng bay cao trên bầu trời “siêu ảo diệu” nhưng ít ai biết rằng chúng còn chứa đựng rất nhiều điều thú vị đằng sau. Dưới đây, EuroTravel – Thương Hiệu Chuyên Tour Châu Âu Uy Tín sẽ giải đáp “top 8” câu hỏi thú vị về chú tuần lộc vĩ đại này nhé !
>>> Mời bạn tham khảo “Hành trình khám phá mùa đông Giáng Sinh tại 6 nước Tây Đông Âu”
1. Tuần lộc thường sống ở đâu ?
Tuần lộc thường sống ở các vùng lạnh giá như Bắc Cực, Scandinavia, Canada và Alaska. Bởi lẽ chúng là loài động vật có khả năng thích nghi với môi trường khí hậu lạnh khắc nghiệt với lớp tuyết dày, tuần lộc còn thường di cư giữa các khu vực khác nhau theo mùa để tìm kiếm thức ăn.
2. Có sự khác biệt nào giữa tuần lộc “Reindeer” và “Caribou” hay không ?
Dựa trên thực tế, “Reindeer” hay “Caribou” đều thuộc cùng một loài hươu có tên gọi là “Rangifer tarandus”. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở khu vực sinh sống của loài tuần lộc. Đối với “Reindeer” thường dùng để chỉ những con tuần lộc sống ở khu vực Bắc Cực hoặc ở phía Bắc Châu Âu và Châu Á, trong khi “Caribou” được sử dụng để chỉ chúng ở địa phận Bắc Mỹ.
3. Tuần lộc là loài động vật di chuyển xa nhất trên cạn
Bên cạnh, việc di chuyển nhanh với tốc độ chạy 80km/h thì tuần lộc còn là một trong những động vật có vú di chuyển xa nhất trên cạn theo Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Chúng có thể di chuyển cực kỳ ấn tượng từ 500-1000km trong suốt mùa di cư và theo thống kế tuần lộc sẽ đi lại dao động gần 5.000km mỗi năm.
4. Tuần lộc có khả năng chịu lạnh cực kỳ tốt
Tuần lộc đã phát triển nhiều đặc điểm sinh học giúp chúng sống sót trong khí hậu lạnh giá của Bắc Cực. Trong đó, chúng sở hữu bộ lông dày có khả năng giữ không khí, nhờ vậy giúp cơ thể chúng cô lập với môi trường lạnh khắc nghiệt xung quanh. Ngoài ra, hệ tuần hoàn của tuần lộc còn có khả năng giúp máu lạnh trong các chi hấp thụ nhiệt từ nguồn máu nóng trong thân giúp chúng giữ nhiệt tạo thành một lớp cách nhiệt tự nhiên.
5. Tại sao tuần lộc lại đặc biệt khi nói đến khả năng nhìn thấy ánh sáng tia cực tím ?
Nhờ vào khả năng thiên phú khiến tuần lộc trở thành động vật có vú duy nhất có thể nhìn thấy ánh sáng tia cực tím. Chính vì điểm thú vị vốn có giúp chúng nhận biết rõ các dấu vết mà mắt người thường không thể nhìn thấy, từ đó giúp mang lợi ích lớn trong môi trường sống khắt khe của chúng điển hình như vết dấu chân của động vật khá hoặc tìm kiếm thực phẩm dưới lớp tuyết dày.
6. Ông già Noel chỉ sử dụng tuần lộc cái
Vì sừng của tuần lộc đực thường rụng vào đầu tháng 12, đây cũng chính là cuối mùa sinh sản của loài hươu, trong khi sừng của tuần lộc cái vẫn giữ nguyên suốt mùa đông. Điều này có thể lý giải tại sao ông già Noel lại lựa chọn tuần lộc cái để kéo xe trong dịp lễ Giáng Sinh.
Ngoài ra, tuần lộc đực mất đến 95% lượng mỡ dự trữ trong cơ thể chỉ còn lại 5% khi tới dịp Giáng Sinh, trong khi tuần lộc cái vẫn giữ được 50% mỡ trong mùa đông. Do đó, các nghiên cứu cho thấy tuần lộc cái có khả năng chịu rét rất tốt, thậm chí có thể sống trong nhiệt độ xuống tới -43 độ C. Điều này không chỉ giúp chúng sinh tồn mà còn khiến chúng trở thành sự lựa chọn lý tưởng để kéo chiếc xe của ông già Noel trong mùa đông lạnh lẽo.
7. Tuần Lộc giữ vai trò quan trọng trong nền văn hóa bản địa
Đối với nhiều cộng đồng sống ở Bắc Âu và Canada, việc săn tuần lộc đã đóng vai trò quan trọng trong sinh kế của các bộ lạc từ thời kỳ đồ đá giữa cho đến hiện đại. Tại Na Uy, người ta vẫn tìm thấy những hố bẫy tuần lộc, hàng rào dẫn đường và các giá bẫy thú có niên đại từ thời kỳ đồ đá từ các dấu vết lịch sử đã cho thấy tầm quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.
Ngoài ra, tuần lộc còn là phương tiện vận chuyển truyền thống giúp người dân di chuyển trong môi trường khó khăn, góp phần quan trọng trong nền văn hóa – lịch sử từ các lễ hội cho đến nghệ thuật truyền thống.
8. Sự thật về chiếc mũi đỏ của chú tuần lộc
Các nhà nghiên cứu đã cho biết chính nhờ vào nhiều mao mạch mang máu đỏ dày đặc khiến lưu lượng máu trong mũi tăng lên để giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của tuần lộc. Bắt nguồn từ câu chuyện nổi tiếng, chú tuần lộc Rudolph có mũi sáng đỏ giúp dẫn đường cho chiếc xe của ông già Noel trong sương mù và ngày nay hình ảnh đã trở thành biểu tượng nổi bật của ngày lễ Giáng Sinh với ý nghĩa tượng trưng cho niềm hy vọng của sự dẫn dắt.
Hình ảnh của chú tuần lộc không chỉ là biểu tượng của dịp lễ Giáng Sinh mà còn là những sinh vật đặc biệt với nhiều điều thú vị kỳ diệu có thể bạn chưa biết. EuroTravel – Thương Hiệu Chuyên Tour Uy Tín hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về sự hùng vĩ của chú tuần lộc trong hành trình khám phá tour du lịch Châu Âu vào dịp Noel sắp tới !
>>> Xem thêm bài viết “Giáng Sinh diễn ra vào ngày nào ? Phân biệt ngày 24 và 25 trong lễ Giáng Sinh”
___________________________________________________________________
Mọi thông tin chi tiết xin hãy liên hệ với EuroTravel thông qua địa chỉ sau :
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH CHÂU ÂU – EUROTRAVEL
- Trụ sở chính : 352 – 354 – 356 Lê Văn Sỹ, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh Hà Nội : Lầu 6, Tòa nhà Imperial Suite, 71 phố Vạn Phúc, P.Liễu Giai, Q.Ba Đình.
- Điện thoại : 1800 1021
- Tổng đài : 0931.48.1616
- Email : info@eurotravel.com.vn